👋 Nhắn cho DOL để tìm hiểu chi tiết về các khóa học IELTS nhé!

Dạng câu hỏi Matching Heading Questions trong IELTS Reading - Cách làm và những lưu ý

Matching heading thường được xem là một trong những dạng bài khó nhất trong IELTS Reading. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mọi người chi tiết “từng mi-li-mét" về cấu trúc dạng câu hỏi này, những lỗi sai thường gặp cũng như chiến thuật làm bài phù hợp nhất áp dụng theo tư duy Linearthinking .

Dạng câu hỏi Matching Heading Questions trong IELTS Reading - Cách làm và những lưu ý

❓ Matching heading là gì?

Matching heading là dạng bài yêu cầu học viên phải chọn tiêu đề (heading) phù hợp với ý chính của từng đoạn văn trong bài. Heading thường được đánh số La Mã (i, ii, iii,...) còn đoạn văn được đánh theo bảng chữ cái (A, B, C…). Thường số headings sẽ có nhiều hơn số đoạn văn => Sẽ có heading dư.

Ví dụ một bài Matching heading:

smiley42 Một số vấn đề thí sinh gặp phải & phương pháp giải quyết

Dưới đây là 3 vấn đề lớn nhất thí sinh thường gặp phải khi đối mặt với dạng Matching Heading cũng như cách giải quyết hiệu quả nhất những vấn đề này

Vấn đề 1: Đọc xong đoạn nhưng bị phân vân nhiều giữa các heading, thấy heading nào cũng đúng

  • Lí do: Vấn đề này xuất phát từ thói quen chăm chăm vào đọc và tìm từ khoá (keywords) giống nhau giữa bài đọc và heading mà không thật sự hiểu ý chính. Điều này dẫn đến trường hợp nhiều headings có từ khoá giống với từ khoá trong bài, khiến thí sinh phân vân.

Ví dụ: Với đoạn A trong bài đọc này:

A It has been pointed out that learning mathematics and science is not so much learning facts as learning ways of thinking. It has also been emphasised that in order to learn science, people often have to change the way they think in ordinary situations. For example, in order to understand even simple concepts such as heat and temperature, ways of thinking of temperature as a measure of heat must be abandoned and a distinction between ‘temperature’ and ‘heat’ must be learned. These changes in ways of thinking are often referred to as conceptual changes. But how do conceptual changes happen? How do young people change their ways of thinking as they develop and as they learn in school?

Nhiều thí sinh khi chọn sẽ phân vân giữa:

 

  • Heading (i) vì có chữ “learning" giống trong bài

  • Heading (vii) vi có từ “science" giống trong bài

  • Heading (iii) vì từ “age" giống với “young people" trong bài (cùng nói về độ tuổi)

=> Rối, không biết chọn heading nào

  • Giải pháp: Thay vì đi skim/ scan từ khoá giống nhau giữa bài đọc và heading mà không hiểu đoạn nói gì, Linearthinking hướng dẫn học viên đọc mối liên hệ giữa các thông tin trong đoạn và tóm được ý chính của đoạn.

Vấn đề 2: Đọc xong đoạn nhưng không thấy heading nào đúng hết

  • Lí do: Nếu đọc xong đoạn rồi mà vẫn không thấy heading nào phù hợp thì rất có thể thí sinh đã hiểu sai ý chính của đoạn. Lỗi này thường xuất phát từ việc thí sinh chỉ chăm chăm đọc câu đầu câu cuối mà bỏ nguyên phần còn lại của đoạn, dẫn tới hiểu sai hoàn toàn ý chính của đoạn văn.

Ví dụ với đoạn văn sau đây:

We all know how it feels – it’s impossible to keep your mind on anything, time stretches out, and all the things you could do seem equally unlikely to make you feel better. But defining boredom so that it can be studied in the lab has proved difficult. For a start, it can include a lot of other mental states, such as frustration, apathy, depression and indifference. There isn’t even agreement over whether boredom is always a low-energy, flat kind of emotion or whether feeling agitated and restless counts as boredom, too. In his book, Boredom: A Lively History, Peter Toohey at the University of Calgary, Canada, compares it to disgust – an emotion that motivates us to stay away from certain situations. ‘If disgust protects humans from infection, boredom may protect them from “infectious” social situations,’ he suggests.

We all know how it feels – it’s impossible to keep your mind on anything, time stretches out, and all the things you could do seem equally unlikely to make you feel better. [...] ‘If disgust protects humans from infection, boredom may protect them from “infectious” social situations,’ he suggests.

 

=> Nếu chỉ đọc câu đầu câu cuối và lược bỏ phần giữa thì đoạn văn trở nên… rất khó hiểu. Nhiều thí sinh sẽ chú ý tới câu cuối có những ý như “disgust", “infection" và tưởng tượng đoạn nói về việc kinh tởm một loại bệnh nào đó

Quan sát thử List of headings thì không có cái nào phù hợp:

List of Headings

i The productive outcomes that may result from boredom

ii What teachers can do to prevent boredom

iii A new explanation and a new cure for boredom

iv Problems with a scientific approach to boredom

v A potential danger arising from boredom

vi Creating a system of classification for feelings of boredom

vii Age groups most affected by boredom

viii Identifying those most affected by boredom

  • Giải pháp: Để nắm được ý chính thì không thể chỉ đọc câu đầu câu cuối được, nhưng nếu đọc cả đoạn thì mất thời gian => LinearThinking hướng dẫn cách đơn giản hoá nội dung từng câu, giúp việc đọc đoạn văn dài dòng trở nên nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn mà vẫn nắm được rõ ý chính của đoạn.

Vấn đề 3: Không biết phải làm Matching Heading trước hay sau, tốn rất nhiều thời gian với dạng này

  • Lí do: Nhiều thí sinh tốn rất rất nhiều thời gian cho dạng Matching heading này vì không có chiến thuật làm bài hợp lý, không nắm được “bản chất" của dạng bài này mà chỉ chăm chăm nhìn vào hình thức. => Nhìn vào list câu hỏi rất rối, không biết phải làm cái nào trước cái nào sau và dành bao nhiêu thời gian cho từng dạng câu hỏi.

  • Giải pháp: Thay vì chia thành 14 dạng theo hình thức, Linearthinking nhìn vào bản chất và chia những dạng câu hỏi này vào 2 nhóm duy nhất: Main Idea và Detail. Vì Matching heading là dạng câu hỏi Main idea nên sẽ tốn thời gian để đọc thông tin hơn, nhưng bù lại sau khi làm Matching heading kĩ rồi thì sẽ trả lời qua những dạng Detail nhanh hơn.

2 dạng chính DOL vừa nhắc tới phía trên thật ra là hai dạng nào? Cùng tìm hiểu thêm về cách phân loại dạng bài cực thông minh của DOL ở đây nhé #Link Reading 24 14 dạng hay 2 dạng

✊ Chiến thuật làm bài

Vậy đâu là các bước hoàn chỉnh để tiếp cận với dạng Matching Heading:

  • Bước 1: Đọc từng đoạn theo Linearthinking và tóm tắt main idea của đoạn đó. (Nhớ là ở bước này mình không cần đọc list of headings trước nhé!)

  • Bước 2: Lần lượt so sánh main idea của đoạn với nghĩa của từng heading => Nhớ là so sánh về nghĩa chứ không phải chăm chăm cắm đầu đi tìm từ khoá giống nhau.

  • Bước 3: Chọn heading có nghĩa sát với main idea của đoạn nhất.

  • Bước 4: Tiếp tục với đoạn tiếp theo.

Những bước này được áp dụng vào bài hoàn chỉnh như thế nào? Cùng nhìn thử đoạn văn sau nhé:

📋 Hướng dẫn các bước làm bài và ứng dụng thực tế

Paragraph A:

We all know how it feels – it’s impossible to keep your mind on anything, time stretches out, and all the things you could do seem equally unlikely to make you feel better. But defining boredom so that it can be studied in the lab has proved difficult. For a start, it can include a lot of other mental states, such as frustration, apathy, depression and indifference. There isn’t even agreement over whether boredom is always a low-energy, flat kind of emotion or whether feeling agitated and restless counts as boredom, too. In his book, Boredom: A Lively History, Peter Toohey at the University of Calgary, Canada, compares it to disgust – an emotion that motivates us to stay away from certain situations. ‘If disgust protects humans from infection, boredom may protect them from “infectious” social situations,’ he suggests.

check Bước 1: Đọc từng đoạn theo Linearthinking và tóm tắt main idea của đoạn đó.

Áp dụng 2 bước của Linearthinking vào đoạn văn trên:

Simplify: Đoạn văn sau khi được đơn giản hoá còn lại như sau:

1 We all know how it feels.

2 But defining boredom so that it can be studied in the lab has proved difficult.

3 For a start, it can include a lot of other mental states.

4 There isn’t even agreement over whether boredom is always a low-energy emotion or whether feeling restless counts as boredom, too.

5 In his book, Peter Toohey compares it to disgust. ‘If disgust protects humans from infection, boredom may protect them from “infectious” social situations,’

Read connection: Những câu trong đoạn liên kết với nhau theo cấu trúc sau:

1 + 2 We all know how boredom feels but it is difficult to study it in the lab

3 For a start, [first reason why it is difficult to study in the lab]

4 [second reason why it is difficult to study in the lab]

5 [third reason why it is difficult to study in the lab]

 

=> Main idea: Why it is difficult to study boredom in the lab

Chưa hiểu làm sao simplify và read connection để ra được main idea này? Tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp Linearthinking trong Reading của DOL tại đây nhé! #Link IELTS Reading 22 23

check Bước 2: Lần lượt so sánh main idea của đoạn với nghĩa của từng heading

Xem thử list of headings có cái nào phù hợp với Main idea trên không nhé:

List of Headings

i The productive outcomes that may result from boredom

ii What teachers can do to prevent boredom

iii A new explanation and a new cure for boredom

iv Problems with a scientific approach to boredom

v A potential danger arising from boredom

vi Creating a system of classification for feelings of boredom

vii Age groups most affected by boredom

viii Identifying those most affected by boredom

check Bước 3: Chọn heading có nghĩa sát với main idea của đoạn nhất.

Sau khi so sánh với list of heading, có thể thấy Heading iv Problems with a scientific approach to boredom là phù hợp nhất:

 

Paraphrasing:

problems with a scientific approach = difficulty in studying in the lab

check Bước 4: Tiếp tục với đoạn tiếp theo.

Sau khi hoàn thành xong đoạn A, thí sinh có thể tiếp tục với đoạn B rồi!

Lưu ý: Nếu như ở bước 3 không thể chọn được heading phù hợp hoặc vẫn còn phân vân giữa hai headings thì đừng dừng lại ở đoạn này quá lâu mà hãy nhanh chóng “đánh dấu" lại đoạn này và chuyển sang đoạn tiếp theo nhé! Có thể những đoạn tiếp theo sẽ giúp bạn loại trừ được đáp án cho đoạn này đấy.

📚 Luyện tập

Cùng quan sát thử những đề luyện tập sau đây nhé:

Practice 1: Flying Tortoises

Practice 2: Accidental Scientists

Practice 3: Can Hurricanes Be Moderated Or Diverted?

Practice 4: The Step Pyramid Of Djoser

Vẫn còn “lăn tăn" muốn luyện tập thêm về dạng này? Cùng vào ngay kho IELTS Reading Practice của DOL để luyện tập thêm và xem bài giải chi tiết cho từng bài tập nhé.

Luyện tập thêm ở kho IELTS Reading Practice của DOL tại đây

Đăng ký test đầu vào IELTS miễn phí và nhận tư vấn

Nhắn tin DOL qua Facebook

Click để nhắn tin với DOL qua fanpage chính

Gọi điện liên hệ

Liên hệ DOL qua hotline miễn phí: 1800 96 96 39

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Click để xem địa chỉ chi tiết

promotion-backgroundpromotion-background