👋 Nhắn cho DOL để tìm hiểu chi tiết về các khóa học IELTS nhé!

Các dạng bài chủ đề Education IELTS Writing Task 2

Giáo dục luôn là một chủ đề thảo luận rất quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Trong IELTS Writing Task 2 cũng vậy, chủ đề giáo dục là một trong những chủ đề thường xuyên được lựa chọn trong các đề thi thật. Cùng DOL tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

blog-cover-editor

A. Tổng quan về chủ đề Education trong IELTS Writing task 2

Chủ đề Education là chủ đề thường thấy trong các kì thi IELTS, đây cũng là chủ đề quen thuộc đối với nhiều người, dễ “chém” vì không cần quá nhiều kiến thức và không đòi hỏi sự logic kỹ lưỡng. Vì vậy, đôi khi chúng ta nghĩ nó đơn giản nên bỏ qua, không thường luyện tập và thu thập kiến thức về nó, nhưng thực chất đối với những chủ đề càng đơn giản thì càng cần nhiều những nút thắt để đạt được điểm cao trong bài thi. Một số nội dung thường thấy như:

  • Vấn đề và hướng giải quyết cho sự phát triển giáo dục;

  • Quan điểm về việc đi du học;

  • Ảnh hưởng của thầy cô và ba mẹ đến trẻ;

  • Quan điểm về việc học cao học (thạc sĩ, tiến sĩ);

  • Ảnh hưởng của giáo dục giới tính/chế độ giáo dục dạy chung cho nam và nữ.

Bạn có thể xem thêm chủ đề khác: IELTS Writing Task 2 – Chủ đề Đô thị (Cities)

Những câu hỏi về chủ đề này thường liên hệ đến cuộc sống và mang tính chất cảm tính, nên bạn cần đưa ra những ý kiến thường thấy và sau đó là ý kiến của bản thân bạn. Chọn một lý do hợp lý để biện giải cho những ý kiến đó, vì sao bạn cho là đúng và vì sao bạn cảm thấy nó quan trọng. Nhắm trọng tâm vào việc sử dụng kết cấu câu và từ ngữ uyển chuyển, văn phong gọn gàng nhưng diễn tả đầy đủ ý của bạn cũng như việc phân tích vấn đề được đưa ra.

B. Dạng bài Argumentative cho chủ đề Education

1. Bạn sẽ có hai phương hướng cho dạng chủ đề Argumentative này là agree hoặc disagree.

  • Agree or disagree with an act (hành động);

  • Agree or disagree with an opinion (quan điểm).

2. Để trả lời cho dạng đề này, thường có ba cách:

  • Strongly agree;

  • Strongly disagree;

  • Partly agree/disagree.

Đối với strongly agree và strongly disagree, bạn nên đưa ra khoảng 3 lý do. Riêng ở những ý kiến trung lập thì nên đưa ra lý do cho việc bạn đồng ý với những mặt nào của vấn đề và lý do mà bạn không đồng ý với những mặt còn lại của vấn đề.

C. Dạng bài Discussion cho chủ đề Education

Đối với dạng bài này bạn phải cùng đưa ra ý kiến cho cả hai mặt của một vấn đề thành hai đoạn rồi sau đó đưa ra nhận xét, ý kiến cá nhân của bạn về vấn đề đó. Điều cần chú ý là mỗi mặt của vấn đề, bạn phải viết với độ dài bằng nhau, đứng ở lập trường trung lập chứ không mang theo quan điểm cá nhân hay nghiêng về mặt nào.

Và cũng không cần phải viết rõ quan điểm cá nhân thành một đoạn hoàn chỉnh mà chỉ cần thêm ý kiến, quan điểm vào mở bài hoặc kết bài.

  • The advantages and disadvantages of a fact;

  • Discuss views and give your opinion about opinion of others.

D. Dạng đề Causes and Effects/Causes and Solutions cho chủ đề Education

Dạng đề này yêu cầu bạn phải đưa ra những nguyên nhân hay những tác động ảnh hưởng đến vấn đề đó. Sau đó đưa ra một giải pháp mà bạn cho là hợp lý nhất, giải thích sự hợp lý của giải pháp đó.

  • Cause and direction to solve problem education or children meet with;

  • Effects of technology/ parent with children in their study.

E. Một số bài mẫu chủ đề Education

Sample 1:

“Some people believe the aim of university education is to help graduates get better jobs. Others believe there are much wider benefits of university education for both individuals and society.

Discuss both views and give your opinion.”

These days, more and more people are making the choice to go to university.  While some people are of the opinion that the only purpose of a university education is to improve job prospects, others think that society and the individual benefit in much broader ways.

It is certainly true that one of the main aims of university is to secure a better job.  The majority of people want to improve their future career prospects and attending university is one of the best ways to do this as it increases a persons marketable skills and attractiveness to potential employers.  In addition, further education is very expensive for many people, so most would not consider it if it would not provide them with a more secure future and a higher standard of living. Thus job prospects are very important.

However, there are other benefits for individuals and society.  Firstly, the independence of living away from home is a benefit because it helps the students develop better social skills and improve as a person.  A case in point is that many students will have to leave their families, live in halls of residence and meet new friends. As a result, their maturity and confidence will grow enabling them to live more fulfilling lives.  Secondly, society will gain from the contribution that the graduates can make to the economy. We are living in a very competitive world, so countries need educated people in order to compete and prosper.

Therefore, I believe that although a main aim of university education is to get the best job, there are clearly further benefits.  If we continue to promote and encourage university attendance, it will lead to a better future for individuals and society.

Sample 2:

“Everyone should stay in school until the age of eighteen. To what extent do you agree or disagree?

It is often said that if you want to succeed in life, you need a proper education. While there may be arguments for making school compulsory until the age of 18, I disagree that this should apply to everyone.

Perhaps the strongest reason for not leaving school early is that it prepares you for your working career. If you leave school early with only a basic education, you are unlikely to be able to find any skilled work. Indeed, the education you receive between the ages of 16 and 18 is crucial for anyone who does not want a lifetime of unskilled work in a factory.

Another compelling reason for remaining in school until 18 is that school provides moral and social education too. This is particularly important for people between 16 and 18 who have many temptations and benefit from the organised framework that school provides. Young people who stay in school until the age of 18 tend to be more responsible and help build a stronger society.

There are, however, equally strong arguments against making school compulsory until the age of 18. One such argument is that not everyone is academic and that some people benefit more from vocational training. For instance, someone who wants to become a car mechanic may find better training and more satisfaction in an apprentice scheme. Another related argument is that, in today’s world, young people are maturing ever more quickly and are able to make their own life decisions by the age of 16.

To my mind, everyone should be encouraged to stay in school until 18 both for social and career reasons. However, I believe it would be a mistake to make this compulsory bearing in mind that different people have different needs and abilities and the possibilities of other forms of vocational training.

Đăng ký test đầu vào IELTS miễn phí và nhận tư vấn

Nhắn tin DOL qua Facebook

Click để nhắn tin với DOL qua fanpage chính

Gọi điện liên hệ

Liên hệ DOL qua hotline miễn phí: 1800 96 96 39

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Click để xem địa chỉ chi tiết

promotion-backgroundpromotion-background