👋 Nhắn cho DOL để tìm hiểu chi tiết về các khóa học IELTS nhé!

Hướng dẫn viết dạng IELTS Writing Task 1 Bar Chart

Bar chart là dạng bài rất phổ biến trong IELTS Writing Task 1. Dù không quá khó như table hay quá lạ như map và process nhưng Bar chart vẫn gây nhiều khó khăn cho học viên nếu không biết chiến thuật làm bài đúng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn học viên cách tiếp cận đúng đắn nhất với Bar chart cũng như cung cấp kho đề mẫu “siêu to khổng lổ" để học viên tham khảo và luyện tập (#84 Link Sample for IELTS Writing Task 1).

Hướng dẫn viết dạng IELTS Writing Task 1 Bar Chart

Bar chart là gì?

Bar chart (Biểu đồ cột) là dạng biểu đồ dùng cột (ngang hoặc dọc) để so sánh cách hạng mục với nhau. Biểu đồ cột thường có hai trục: một trục giá trị và một trục thể hiện các đối tượng.

Các dạng đề bài trong dạng Bar chart

Bar chart trong IELTS Task 1 thường xuất hiện dưới các dạng chính như:

Bar chart không có sự thay đổi theo thời gian:

Đối với dạng biểu đồ này, học viên chỉ cần so sánh giữa các hạng mục với nhau.

Bar chart có sự thay đổi theo thời gian

Với dạng biểu đồ này, học viên ngoài việc so sánh giữa các hạng mục với nhau còn phải thể hiện rõ sự tăng giảm của từng hạng mục qua thời gian.

Bar chart một cột

Dạng bar chart này khá đơn giản, chỉ có một mặt so sánh duy nhất

Bar chart nhiều cột

Dạng bar chart này phức tạp hơn, đòi hỏi thí sinh phải so sánh giữa nhiều mặt khác nhau.

3. Những lỗi thường gặp khi viết dạng Bar chart

Khi viết dạng Bar chart, thí sinh thường mắc phải những lỗi lớn như:

Vấn đề

Giải pháp

Không báo cáo chính xác dữ liệu => Nhiều thí sinh không quen nhìn dạng biểu đồ này nên khi đối chiếu sang cột số liệu thường không lấy được số liệu chính xác. Việc miêu tả số liệu không đúng rất dễ khiến thí sinh bị trừ điểm Task Achievement. 

Nếu không nhìn được chính xác số liệu, thí sinh cần học ngôn ngữ ước lượng để ước lượng tới mốc số liệu gần đó nhất. 

Liệt kê số liệu một cách lẻ tẻ, thiếu sự so sánh => Vì có quá nhiều cột, thí sinh thường không biết phải gộp cột nào lại với nhau để so sánh, cuối cùng dẫn đến việc liệt kê số liệu máy móc hoặc so sánh không hợp lí. 

Áp dụng tư duy Linearthinking để đảm bảo chọn lọc được số liệu để so sánh với nhau cho hợp lí.

4. Hướng dẫn các bước viết dạng Bar chart

Để tăng độ chính xác khi làm dạng bài Bar chart, thí sinh cần chú ý đi theo những bước sau:

Bước 1: Quan sát kỹ bảng số liệu, xác định các thông tin cơ bản (các mặt so sánh, mốc thời gian, đơn vị,...)

Bước 2: Paraphrase phần miêu tả biểu đồ để viết Introduction

Bước 3: Chọn lọc thông tin cần miêu tả trong biểu đồ và lập dàn ý

Overview: Đề cập tới hạng mục có số liệu cao nhất và thấp nhất ở các cột. Nếu có sự tăng giảm qua thời gian cũng phải đề cập.

Body 1:  Miêu tả số liệu của 1/2 hạng mục

Body 2:  Miêu tả số liệu của 1/2 hạng mục còn lại

Bước 4: Dựa vào dàn ý đã lập, liên kết các ý lại thành câu và đoạn hoàn chỉnh.

5. Áp dụng vào bài mẫu

Cùng quan sát thử 4 bước trên vào một bài mẫu cụ thể

Bước 1: Quan sát kỹ bảng số liệu, xác định các thông tin cơ bản (các mặt so sánh, mốc thời gian, đơn vị,...)

Có 2 mặt cần phải so sánh

- So sánh giữa các European attractions

- So sánh giữa 3 năm 1981, 1991, 2001

Mốc thời gian: 3 mốc thời gian trong quá khứ => Dùng past tense

Đơn vị: số lượng visitors

Bước 2: Paraphrase phần miêu tả biểu đồ để viết Introduction

The graph illustrates how the number of people visiting 5 different tourist attractions in Europe varied during the period from 1981 to 2001. 

Bước 3: Chọn lọc thông tin cần miêu tả trong biểu đồ và lập dàn ý

Overview:

  • Trend: museums attracted more while others witnessed opposite trends. (thể hiện xu hướng tăng giảm của các hạng mục)

  • Comparison: park had the highest number (đề cập tới hạng mục có số liệu cao nhất)

Body:

  • Museums: B (starting number, trend); R (starting number, trend)

  • The rest: park and aqua decreased while zoo stayed the lowest

Bước 4: Dựa vào dàn ý đã lập, liên kết các ý lại thành câu và đoạn hoàn chỉnh

The graph illustrates how the number of people visiting 5 different tourist attractions in Europe varied during the period from 1981 to 2001. 

In general, the number of visitors to the British museum and the Rijksmuseum increased over time whereas other places experienced other trends. Furthermore, amusement park always had the most significant statistics of tourists.

Although the British museum attracted almost 3 million people in 1981, there were just above 2 million visitors who went to the Rijksmuseum. Afterwards, only 1 million more people visited the British museum but up to 2 million more entered the Rijksmuseum.

By contrast, amusement park received approximately 7.5 million visits at the beginning of the period yet this went down slightly to 7 million in the final year. Similarly, there were nearly 4 million people visiting the National Aquatic Centre, but this number also experienced a mild decline of half a million in 2001. However, the figure for zoo’s visitors remained unchanged at around 1 million. 

Muốn đọc thêm sample essay xịn xò? Cùng tham khảo kho Sample Essay Task 1 8.0 của DOL tại đây #84 Sample for IELTS Writing Task 1 

Đăng ký test đầu vào IELTS miễn phí và nhận tư vấn

Nhắn tin DOL qua Facebook

Click để nhắn tin với DOL qua fanpage chính

Gọi điện liên hệ

Liên hệ DOL qua hotline miễn phí: 1800 96 96 39

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Click để xem địa chỉ chi tiết

promotion-backgroundpromotion-background