👋 Nhắn cho DOL để tìm hiểu chi tiết về các khóa học IELTS nhé!

Hướng dẫn viết dạng IELTS Writing Task 1 Table

Table là một trong những dạng bài khó và rối nhất trong IELTS vì có quá nhiều dữ liệu. Bài viết hôm nay sẽ giúp học viên đơn giản hoá dạng bài này và biết cách tiếp cận thông minh hơn với nó. Cuối bài viết, học viên sẽ được cung cấp kho đề mẫu “siêu to khổng lổ" để tham khảo và luyện tập (#84 Link Sample for IELTS Writing Task 1).

blog-cover-editor

Table là gì?

Table được hiểu là một bảng số liệu gồm cột ngang và cột dọc. Table trong IELTS thường phức tạp và có khá nhiều hạng mục.

Các dạng đề bài trong Table

Table trong IELTS Task 1 thường xuất hiện dưới 2 dạng chính:

Table không có sự thay đổi theo thời gian:

Dạng biểu đồ này thường không có mốc thời gian hoặc chỉ có một mốc thời gian duy nhất. Đối với dạng biểu đồ này, học viên chỉ cần so sánh giữa các hạng mục với nhau.

Table có sự thay đổi theo thời gian

Nếu biểu đồ đề cho có nhiều mốc thời gian khác nhau thì nó thuộc dạng này. Với dạng biểu đồ này, học viên ngoài việc so sánh giữa các hạng mục với nhau còn phải thể hiện rõ sự tăng giảm của từng hạng mục qua thời gian.

Những lỗi thường gặp khi viết dạng Table

Vì đây là dạng bài khó nên thí sinh thường gặp không ít khó khăn khi tiếp cận với nó. Một vài khó khăn có thể kể đến:

Vấn đề

Giải pháp

Bỏ lỡ mất số liệu quan trọng khi viết. => Nhiều thí sinh gặp phải vấn đề này vì Table là dạng có nhiều số liệu nhất, vì thế nhiều thí sinh cảm thấy rối và không biết phải chọn số liệu nào. 

Dùng tư duy Linearthinking để chọn lọc thông tin hiệu quả

So sánh những hạng mục ngẫu nhiên, không bật lên được tổng quan trong Overview => Cũng vì có quá nhiều số liệu nên thí sinh không biết cần phải so sánh số liệu nào với số liệu nào, dẫn đến việc so sánh số liệu lung tung, không phù hợp

Luôn phải đảm bảo bản thân hiểu rõ biểu đồ trước khi viết. Phải xác định và hiểu rõ được biểu đồ đang yêu cầu mình so sánh giữa những hạng mục nào với nhau, từ đó đưa ra cách so sánh và gộp số liệu phù hợp. 

Hướng dẫn các bước viết dạng Table Để tiếp cận hiệu quả với dạng bài này, học viên có thể theo chiến thuật sau: - Bước 1: Quan sát kỹ bảng số liệu, xác định các thông tin cơ bản (các đối tượng ở cột ngang/ cột dọc, mốc thời gian, miêu tả biểu đồ) - Bước 2: Paraphrase phần miêu tả biểu đồ để viết Introduction - Bước 3: Chọn lọc thông tin cần miêu tả trong biểu đồ và lập dàn ý + Overview: Đề cập tới hạng mục có số liệu cao nhất và thấp nhất ở hàng ngang hoặc hàng dọc và sự tăng/giảm của các hạng mục (nếu có) + Body 1:  Miêu tả số liệu của 1/2 hạng mục + Body 2:  Miêu tả số liệu của 1/2 hạng mục còn lại (*Nếu ở overview so sánh số liệu theo hàng ngang thì ở Body nên nói về số liệu theo hàng dọc và ngược lại) - Bước 4: Dựa vào dàn ý đã lập, liên kết các ý lại thành câu và đoạn hoàn chỉnh

Áp dụng vào bài mẫu

Cùng áp dụng những bước trên vào bài mẫu cụ thể:

Bước 1: Quan sát kỹ bảng số liệu, xác định các thông tin cơ bản (các đối tượng ở cột ngang/ cột dọc, mốc thời gian, miêu tả biểu đồ)

  • Đối tượng cột dọc: các quốc gia khác nhau

  • Đối tượng cột ngang: tỉ lệ nữ giới ở nghị viện và ở quản lí

  • Mốc thời gian: 2000

  • Miêu tả biểu đồ: tỉ lệ nữ giới nắm giữ các vị trí khác nhau

Bước 2: Paraphrase phần miêu tả biểu đồ để viết Introduction

The table shows the percentage of women having seats in the parliament and working as managers in five different nations in 2000.

Bước 3: Chọn lọc thông tin cần miêu tả trong biểu đồ và lập dàn ý

  • Overview:

    • Manager > parliament leaders. (So sánh số liệu theo hàng ngang)

  • Body

    • Body 1: parliament leaders (compare bw countries)

      • Norway: highest, followed by Canada, Tobago & Trinidad.

      • Italy ~ Uruguay.

    • Body 2: managers (compare bw countries)

      • Ireland = Norway: top positions, followed by Tobago & Trinidad.

      • Canada = Uruguay: last.

(Body so sánh số liệu theo hàng dọc)

Bước 4: Dựa vào dàn ý đã lập, liên kết các ý lại thành câu và đoạn hoàn chỉnh

The table shows the percentage of women having seats in the parliament and working as managers in five different nations in 2000. It can be seen from the graph that there were more female managers than women who were parliament leaders. 

In this year, Norway had 32% of their parliament members being women, which was also the highest percentage among all 5 countries. This was followed by Canada along with Tobago and Trinidad, with their corresponding figures being 28% and 19%. Far below was Italy with 10%, only 2% higher than the figure for Uruguay.

By contrast, Italy had the most significant proportion of female managers at 54%, but this was only 2% higher than the second highest statistics, which belonged to Norway. The statistics for the remaining countries were quite similar. Exactly 40% of managers in Tobago and Trinidad were women, only 3% higher than the figures for Canada and Uruguay. 

Muốn đọc thêm sample essay xịn xò? Cùng tham khảo kho Sample Essay Task 1 8.0 của DOL tại đây #84 Sample for IELTS Writing Task 1 

Đăng ký test đầu vào IELTS miễn phí và nhận tư vấn

Nhắn tin DOL qua Facebook

Click để nhắn tin với DOL qua fanpage chính

Gọi điện liên hệ

Liên hệ DOL qua hotline miễn phí: 1800 96 96 39

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Click để xem địa chỉ chi tiết

promotion-backgroundpromotion-background